Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG LONG




"Ai về ải Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)


Thăng Long - Hà Nội miền đất cổ
Vùng đất Thăng - Long Hà Nội được hình thành cùng với lịch sử tiến hóa của vỏ trái đất, kinh qua nhiều giai đoạn tiến hóa khác nhau, trải bao lần biển tiến - biển lùi, bao phen "bãi bể nương dâu"…để có được "hình hài" như ngày nay.
Theo "Thần núi Rốn Rồng - thánh sông Tô Lịch" trích trong cuốn "Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long - Hà Nội" của Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản và phát hành nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội thì, "vào khoảng đầu Công nguyên, một nhóm người Việt cổ đi dọc dòng sông Mẹ, tìm chỗ định cư giữa đồng bằng lầy lội. Từ xa đã thấy núi Rốn Rồng nhô cao, lại có một nhánh sông Mẹ uốn quanh chân núi, vừa tiện đường thủy để đi lại vừa  có nguồn nước mát để ăn uống, họ quyết định lập làng". Người già làng đầu tiên đứng đầu "hương Long Đỗ" họ Tô tên Lịch. Là người nhân hậu, tử tế, nên già được dân hương tôn kính. Đến khi "trăm tuổi" thường hiển linh phù hộ dân làng. Dòng sông quanh co uốn khúc quanh hương Long Đỗ được gọi  là sông Tô Lịch. Đất lành chim đậu, thời gian thấm thoắt đưa thoi, người đến sinh cơ lập nghiệp bên dòng sông Tô mỗi ngày mỗi đông.    
Năm 544, sau khi dựng cờ khởi nghĩa đánh thắng quân xâm lược nhà Lương, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu là "Thiên Đức" và đặt tên nước là Vạn Xuân. Năm sau,  Lý Nam Đế cho xây dựng một tòa thành bên dòng sông Tô Lịch gọi là " Tô Lịch Giang thành". Tuy tòa thành được dựng chủ yếu chỉ bằng gỗ, và tre nứa, song, đó là tòa thành kiên cố đầu tiên của cư dân Thăng Long xa xưa. Lý Nam Đế cũng chính là người đầu tiên trong lịch sử chọn mảnh đất ven dòng Tô trong xanh để xây dựng trung tâm quyền lực đầu tiên của nước Việt.

Sử sách ghi chép lại thì, vào năm, 824 Lý Nguyên Gia đắp một cái thành nhỏ gọi là La Thành bên dòng Tô Lịch. Năm 866 Cao Biền (người nhà Đường sang cai quản Giao Châu) đã cho đắp lại thành lớn hơn và gọi là thành Đại La. Bốn mặt thành dài 1.982,5 trượng (6,6km); cao 2,6 trượng (8,67m). Bên ngoài đắp một con đê dài 2.125,8 trượng (7,09 km) bao bọc thành…Bên trong Cao Biền cho làm 55 lầu vọng địch, 6 úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi; dựng 400.000 nóc nhà cho dân ở. Thành Đại La do Cao Biền quy hoạch chính là địa điểm mà vị vua đầu triều nhà Lý nhắm tới trong kế hoạch thiên đô của mình.

Thăng Long - Hà Nội "nơi thắng địa"
Vị vua sáng lập vương triều Lý sau khi đăng quang, đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh đô - đầu não chính trị - đối với vận mệnh của đất nước nói chung và với vương triều nói riêng. Ngài cho rằng: Hoa Lư - kinh đô của hai triều vua Đinh và vua Lê đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc trong buổi đầu dựng nước. Đã góp phần "kháng Tống bình Chiêm" thắng lợi, dẹp yên cát cứ, thu non sông về một mối. Nay, vận nước đã chuyển, trước yêu cầu mới của lịch sử thì, "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp", không hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, bang giao với các nước. Điều đó khiến nhà vua ngày đêm trăn trở. Quyết định tìm đất định đô mới cứ lớn dần, chín dần, cho đến một ngày nhà vua ban "Chiếu dời đô". Việc thiên đô ra thành Đại La, mảnh đất nằm giữa ba con sông gần quê hương Cổ Pháp của Ngài là một sự lựa chọn sáng suốt của vị vua anh minh, có ý nghĩa lớn lao trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Sử gia Ngô Thì Sĩ trong "Đại Việt sử ký tiền biên" đánh giá rất cao: "Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng trăm họ giàu có, phía Tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng Trạm, là nơi trung tâm của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt thật không nơi nào hơn được nơi này" và "Lý Thái tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô…xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp".
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long


Ý tưởng thiên đô là một quyết định quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn. Đó là một yêu cầu tất yếu của lịch sử, phù hợp với lợi ích của dân tộc. Ngài tìm nơi định đô bởi muốn tìm "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời", để "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" và thành Đại La đô cũ của Cao Vương chính là "chốn hội tụ của bốn phương", là "trung tâm" của trời đất. Thuở đó, Thăng Long được giới hạn bởi ba con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc là sông Tô và phía Nam là sông Kim Ngưu với hàng trăm hồ lớn nhỏ bao bọc. Khu Hoàng thành được nhà Lý quy hoạch gần hồ Tây, với tám điện ba cung. Đó là trung tâm quyền lực chính trị, cũng là nơi sinh hoạt của hoàng gia. Triều Lý và các triều Trần, Lê…đã quan tâm xây dựng, kiến thiết kinh đô Thăng Long một cách khoa học, bài bản. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì, "vào thời điểm cách ngày nay 1000 năm mà một vị vua Việt Nam đã xây dựng thành lũy như vậy có thể sánh ngang các vị vua của Châu Âu cùng thời".  
Dưới thời Lý - Trần - Lê…Thăng Long trải bao phen binh lửa, vẫn vững vàng ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang và kiên cường cùng dân tộc "phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đạp Thanh" làm nên những chiến thắng rực rỡ. Năm tháng qua đi, các triều vua nối tiếp nhau trị vì, Thăng Long vẫn được chọn là kinh đô của cả nước. "Nơi thắng địa này" ngày một phát triển, mở mang, sầm uất, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… của dân tộc.
 Thế kỷ thứ XVII, Thăng Long - Kẻ Chợ còn là nơi giao lưu buôn bán tấp nập, có quan hệ ngoại thương với nhiều quốc gia trong khu vực và thế gới. Năm 1831, Minh Mạng (Nhà Nguyễn) khi lên ngôi đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội (thành phố trong sông). Thời Pháp thuộc, người Pháp coi Hà Nội là một trong những trung tâm đầu não chỉ huy của chính quyền bảo hộ và đã tiến hành xây dựng một số khu vực ở Hà Nội…

Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh.

Kể từ thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, một lần nữa Thăng Long xưa - Hà Nội nay  khẳng định được vai trò lịch sử của mình trong tiến trình phát triển của dân tộc.

Lịch sử 1000 năm hình thành và phát triển của Thăng Long Hà Nội đã trải nhiều thăng trầm, có lúc rực rỡ huy hoàng, có lúc trầm lắng đau thương. Do nhãn quan chính trị của người đứng đầu đất nước nên, mảnh đất này, khi mang tên Thăng Long, khi Đông Đô, Đông Quan, khi Hà Nội. Có thời kỳ không giữ vị trí kinh đô. Song khí phách Thăng Long, cốt cách Thăng Long vẫn trường tồn với thời gian, rạng rỡ từng trang sử. Và điều đó càng được soi tỏ, được chứng minh một cách  hùng hồn trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là: Mùa đông năm 1946 - Hà Nội "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"! Đó là: Trận "Điện Biên Phủ trên không" quyết liệt diễn ra trên bầu trời Hà Nội vào mùa đông năm 1972, đã góp phần chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh leo thang của không lực Hoa Kỳ ra miền bắc Việt Nam. Hà Nội cùng quân dân cả nước tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối. Suốt dặm dài của lịch sử đấu tranh  bảo vệ non sông, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc; nhiều thế hệ sinh sống trên mảnh đất này đã cùng đồng bào cả nước hy sinh máu xương, quên đi niềm thương nỗi nhớ, quên đi hạnh phúc cá nhân để bảo vệ nền độc lập của dân tộc nói chung, bảo vệ Thăng Long Hà Nội - trái tim của cả nước nói riêng, mãi mãi trường tồn cùng đất nước. Cũng tại mảnh đất có "vượng khí đế vương muôn đời" này, kể từ 10/10/1954, ngày giải phóng Thủ đô khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp đến nay đã trở thành trung tâm quyền lực của nhà nước trong thời đại Hồ Chí Minh.

 Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ hai, tháng 10 năm 1946 đã, quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Hiến pháp 1992; Nghị quyết 15-NQ/TƯ ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị một lần nữa đã khẳng định Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và  ngoại giao của cả nước. Thăng Long Hà Nội ở vào thời đại Hồ Chí Minh đâu còn giới hạn bởi ba vòng thành, đâu chỉ vỏn vẹn có "36 phố phường", đâu chỉ là "thành phố trong sông", mà sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Thăng Long xưa Hà Nội nay, đã  không ngừng phát triển về mọi mặt: không gian mở rộng hơn, dân số đông đúc hơn; kinh tế - văn hóa - xã hội...đều khởi sắc. Không những thế Thăng Long - Hà Nội còn được thế giới tôn vinh là "Thành phố vì hòa bình"! Là Thủ đô của "lương tri và phẩm giá con người"!

Việc định vị kinh đô Thăng Long, của nhà vua có tầm nhìn "thiên niên kỷ"- Lý Công Uẩn, là nền tảng để muôn đời con Lạc cháu Hồng xây dựng và phát triển thành Thăng Long - Hà Nội hôm nay. Đó là sự thật lịch sử sống động minh chứng cho vị trí đắc địa của vùng đất thiêng này. Ngày 1tháng 8 vừa qua, Hoàng thành Thăng Long - linh hồn của Thăng Long xưa đã được Ủy ban di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi "chiều dài lịch sử văn hóa, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú".


RỒNG VIỆT NAM




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgASi5cLahEfy0_EucEIuhIIKTwFQf469jTbrBRTJfk4mUG3dYuZx5vs7qbxR08tV2jTdf8-LcSUrk0pT0zfDhcFMfwZDxU_Z1uYyzaQ29ITGn-p4FU57ggXPJ0dg-UQOgTAx-mDu_ca0I/s1600/%C4%91%E1%BB%91i+tho%E1%BA%A1i+m%E1%BB%99t+m%E1%BA%ABu+th%E1%BB%A9c+khoan+dung+7.jpg

Mùa xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do: "... xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là Thượng đô kinh sư truyền mãi muôn đời...".
http://media.goonline.vn/edu/image/e-tap-chi/uploads/201012/5cf49a61-acc1-431b-962b-734f1074138e_Rong%20nha%20le.jpg

Khi thuyền ngự về đến bến sông dưới thành Đại La thì rồng vàng bay lên mừng đón. Điềm lành xuất hiện, dân chúng tung hô, lòng vua vô cùng hoan hỷ tin tưởng việc làm đã thuận lòng người, hợp ý Trời. Nên chọn hai chữ "Thăng Long" (Rồng bay) đặt tên kinh đô mới, mở đầu vận hội hưng thịnh, thái bình của đất nước Đại Việt.
Rồng vốn được người Việt tôn thờ làm vật tổ để bảo hộ giống nòi, làm cho gió hòa mưa thuận, mùa màng tốt tươi. Đạo Phật xem Rồng là một trong tám bộ chúng hộ trì Tam bảo. Do đó vào thời đầu tiên xây dựng kinh đô Thăng Long, đề tài "Rồng bay" là nguồn cảm hứng để nghệ nhân sáng tác chạm khắc, trang trí chùa tháp, cung điện cùng với các biểu tượng Phật giáo khác cho phù hợp tư tưởng "dân tộc, đạo pháp" của triều Lý. Các triều đại kế tiếp, hình tượng Rồng thay đổi dần theo tư tưởng Nho giáo.


THỜI LÝ (1010-1225)


Đầu ngẩng cao, miệng há rộng đớp viên ngọc quý để lộ hai hàm răng nhọn. Răng nanh dài tỳ vào mũi như cái mào. Bờm và râu dài uốn lượn bay về phía đuôi. Thân dài như rắn, trên lưng có vây, dưới bụng có vảy ngang, uốn khúc thành nhiều đoạn từ lớn đến nhỏ dần, rất mềm mại, sinh động. Có bốn chân xòe ra ba móng.
Đồ án "Rồng bay" thiêng liêng suốt triều Lý không thay đổi. Hiện nay chỉ phát hiện được rồng Lý chạm khắc trên đá, đất nung dùng để trang trí, kiến trúc, không thấy xuất hiện trên các loại đồ gốm như chén, bát, thạp, chậu... phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Con rồng đời Lý nguyên bản trên cột đá chùa Dạm





Nếu có dịp tìm xem lại những điêu khắc hay vẽ rồng của Thăng Long (Hà Nội), Phật tích và Dạm (Bắc Ninh), Chương Sơn (Nam Ðịnh) và Long Đọi (Hà Nam) hay Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), ta sẽ nhận ra rằng cho dù thể hiện dưới hình dạng nào thì con rồng thời này đều có chung một kiểu dáng. Người ta gọi đó là con "rồng giun", có đầy đủ chi tiết của đầu và chân, đôi khi lại có vẩy và dài cả mét.
http://tusach-img.thuvienkhoahoc.com/images/N%E1%BA%AFp_h%E1%BB%99p_men_xanh_l%E1%BB%A5c_th%E1%BB%9Di_L%C3%BD2.jpg

Nắp hộp men xanh lục thời Lý

Photobucket
Đầu ngói ống men lục hình rồng thời Lý
Rồng thời Lý có thân hình tròn lẳn, dài, không có vảy, các khúc uốn đều đặn, thoăn thoắt, nhịp nhàng, toàn thân thon dài vút nhọn về đuôi, do vậy còn gọi là rồng giun hay rắn. Đặc điểm đầu rồng thời kỳ này thường ngẩng cao, miệng há to, không có mũi mà chỉ có vòi dài uốn lượn mềm mại, kết hợp với một nanh dài uốn lượn vươn lên trên có khi vờn ôm lấy ngọc. Tai bờm dài gần như bờm ngựa. Những chi tiết này thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển tạo thành một tổng thể hài hòa trong từng đường nét.

http://baotanglichsu.vn/uploads/anh%20tin%20tuc/Bia-da-chan-de-tao-rong.gif
Bia đá tạo rồng ổ- đặc trưng thời Lý dưới chân núi Ngô Xá

Ngoài ra, qua những chi tiết nhỏ như mào lửa, cái mào cao quý là hy vọng về sự ấm no cho thần dân, đồng thời thể hiện sức mạnh, sự uy nghiêm và quyền uy tối thượng của vương triều nhà Lý.


THỜI TRẦN (1225-1413)

Sau nhà Lý là nhà Trần. Nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu về văn hóa, xã hội thời nhà Lý và rồng biểu tượng cho nhà vua cũng vậy, nhưng có sự khác biệt nhất định. Nhà Trần thay nhà Lý, nhưng không gây nên những xáo trộn xã hội nặng nề. Đạo Phật vẫn được tôn trọng phát triển, làm hệ tư tưởng chính của thời đại. Tuy nhiên "Rồng Trần", theo lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông: "Nhà ta vốn là người vùng sông nước, đời đời ưa chuộng tính hùng dũng, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm hình rồng vào đùi để không quên gốc".

Do đó Rồng võ Trần ở giữa lưng võng xuống như yên ngựa, ít uốn khúc. Nanh, râu, bờm, chân đều ngắn hơn Rồng Lý, đầu mọc thêm sừng. Tạo dáng mập mạp, chắc khỏe chứ không uyển chuyển, sinh động như Rồng văn Lý. Biểu tượng Rồng đã phổ biến nên nghệ nhân sáng tạo ra nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đình chùa nhân gian.


Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềm (như ở chùa Phổ Minh).


Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay

Rồng   thời Trần
Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.
http://img840.imageshack.us/img840/8461/dsc00697i.jpg
Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.

Gạch trang trí thời Trần

Photobucket
Rồng trang trí trên ngói úp nóc thời Trần
Photobucket
Rồng trang trí trên ngói úp nóc men lục thời Trần

Photobucket
Đầu rồng thời Trần
Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.

Rồng thời Trần không còn những khúc uốn lượn đều đặn, thoăn thoắt nữa mà thay vào đó là những khúc mau, khúc thưa. Đầu rồng với những chi tiết rõ ràng và khúc triết, uy nghi và đường bệ. Đầu rồng đơn giản nhưng không mất đi cái thần thái và vẻ uy nghi riêng của triều đại Trần. Điểm đáng chú ý cho thấy sự khác biệt rõ của thời Trần là phần đầu rồng xuất hiện cặp sừng thể hiện sức mạnh quyền uy. Sự khúc triết, mạnh mẽ, cứng cáp hài hòa với sự thoải mái là hiện thân của một vương triều vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội.



THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc.

http://haiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/DULICH/1010/hoang%20thanh/tl%20doi%20rong.jpgĐôi rồng đá thời Lê dài 5,3m, 9 khúc trong thế trườn xuống
từ thềm điện Kính Thiên, được tạc năm 1467


Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.


Đầu thời Lê, vẫn còn giữ truyền thống Lý – Trần.
Sự tiếp biến giữa thời Lý và Trần không có nhiều sự thay đổi về hình tượng rồng nhưng đến thời nhà Lê lại có sự khác biệt. Về cơ bản, hình tượng rồng vẫn có những điểm giống nhau qua các thời, về chi tiết có thể mỗi thời có sự thay đổi.
http://tusach-img.thuvienkhoahoc.com/images/%C4%90%C4%A9a_hoa_lam_th%E1%BB%9Di_L%C3%AA_S%C6%A1.jpg

Đĩa hoa lam thời Lê Sơ

Photobucket
Rồng thời Lê không thấy cái đẹp về tỉ lệ, phần đầu rồng thể hiện rõ ràng với cái bờm lớn, mượt, mềm mại hơn. Các khúc uốn của rồng được vặn vỏ đỗ. Ngoài ra, mũi rồng to và không còn mào lửa, cặp sừng và mắt to, bờm lớn, những cụm lông mọc tủa ra chứ không thon dài vuốt nhọn về đuôi như thời trước... Nhìn vào các chi tiết này thấy ngay được sự dữ tợn, bộc lộ phong cách khỏe mạnh. So với rồng nhà Lý, Trần, rồng nhà Lê có sự thay đổi mang tính độc tôn, bởi từ tổng thể đầu, thân, đuôi rồng đều được thể hiện bằng những đường nét sắc nhọn, mạnh mẽ.

Photobucket
Gạch ốp tường trang trí rồng thời Lê


THỜI MẠC (1527-1593)
Rồng Mạc trở về với truyền thống Rồng Việt thời Lý Trần, có thân mình tròn trịa, uốn khúc uyển chuyển. Thường đi chung với các đề tài Phật giáo thể hiện trên các vật phẩm phục vụ thờ cúng tại đình chùa. Tuy triều đại không được lâu dài nhưng để lại dấu ấn Rồng độc đáo trong kho tàng di sản dân tộc.


Lư hương có hình rồng, thời Mạc

Nếu rồng ở thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XV) thường là rồng đơn hoặc rồng đôi, tư thế chung nghiêm túc, đường bệ, thì từ thời Mạc rồng trên bia đá vẫn đỉnh đạc, nhưng rồng trang trí trên gỗ ở các đình làng thường là rồng đàn, rồng ổ, nó hòa đồng với nhiều con thú bình dị khác. Thậm chí có cả hình ảnh con gái ngồi cởi trên lưng hoặc lên đầu. Có sách sử cho rằng đây là dấu hiệu bắt đầu suy tàn của thời kỳ phong kiến khi mà hình ảnh rồng (vua) đã không còn được nghiêm trang uy nghi nữa.

Photobucket
Gạch ốp tường trang trí rồng thời Mạc

THỜI LÊ TRỊNH (1533-1789)

Rồng "Thăng Long" đến thời này xuất hiện trên đồ sứ ký kiểu tại Cảnh Đức trấn, Trung Quốc để phục vụ nhu cầu trang trí, sinh hoạt của vua Lê, chúa Trịnh.


Bát sứ ký kiểu có hình rồng, thời Lê-Trịnh

Đồ án Rồng thời này được tỉa tót bờm, râu, vi, vảy rất tinh tế, sống động. Mặt Rồng toát lên thần thái uy nghiêm, cao quý tột đỉnh. Quanh thân có mây lành (tường vân - tản vân) lan tỏa, phần cuối là đuôi xòe khác hẳn rồng Trung Quốc cùng thời. Nghệ nhân cung đình Lê - Trịnh sáng tác kiểu mẫu tuyệt đẹp nhưng cũng nhờ ký kiểu gặp thời thịnh trị Khang Hy - Ung Chính - Càn Long nên mới chế tạo sản phẩm đồ sứ men "tam lam" tươi sáng như ngọc nổi bật trên nền sứ trắng tinh tuyệt vời như thế.

Một thoáng Rồng bay ngàn năm trôi qua! Cầu mong thiên niên kỷ mới, Rồng thiêng lại xuất hiện để bảo vệ giống nòi giữ vững non sông, phục hưng hào khí Đại Việt, xứng đáng huyền sử con Rồng cháu Tiên.
http://www.giacngo.vn/UserImages/2010/06/22/5/imageview_aspx_thumbnailid_425027.jpg
Rồng Lân Khánh Xuân Thị Tả - thời Lê Trịnh



THỜI LÊ TRUNG HƯNG
Sau thời nhà Mạc, Thăng Long bước vào triều Lê Trung Hưng với vua Lê chúa Trịnh cùng song song. Những con rồng thời Lê Trung Hưng cũng không còn oai hùng mạnh mẽ dữ tợn như thời Lê Sơ nữa.

Chỉ nhìn con rồng đá thôi, đôi khi cũng có thể cảm nhận được cả về triều đại đã tạo ra nó.
Con rồng phía sau điện Kính Thiên


Con rồng trong Văn Miếu

Chín bậc đá thềm điện Kính Thiên đời Lê, trải hơn năm trăm năm biến đổi...
(So với thềm điện Thái Hoà ở Huế sau này, bậc thềm này đẹp hơn rất nhiều. Thăng Long cũng không sử dụng những tên gọi rập khuôn bắt chước y sì Trung Quốc kiểu Ngọ môn, Ngũ Phụng, Thái Hoà như triều Nguyến dùng ở Huế)


Con rồng đầu đời Lê đầy sức mạnh, hùng dũng oai hùng,
thể hiện khí phách của một thuở Bình Ngô !
(Chòm râu dưới cằm rồng được chân trước nắm chặt, nay đã bị vỡ mất)

Phía sau đầu rồng vẫn là lớp bờm dài uốn sóng giống triều Lý, Trần, Hồ, chân cuộn cơ bắp, sừng dài uy lực. Những con rồng đẹp mạnh mẽ thế này về sau không còn nữa. Rồng đời sau mang đầy vẻ tròn trịa hiền hoà, và càng ngày càng giống rồng Trung Quốc. Đặc biệt rồng đời Nguyễn thì y hệt rồng Tàu, không còn mang được dáng vẻ nào riêng cả.

Photobucket
Tượng linh thú, thời Lê (thế kỷ 17-18)


THỜI NGUYỄN (1802-1945)
http://www.hue.vnn.vn/dataimages/200909/original/images99051_aovua.jpg

Đóng
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.
Rồng thời Nguyễn có sự thay đổi mang hơi hướng của rồng Trung Hoa. Đuôi rồng thể hiện sự cầu kỳ với những hình xoáy của cụm lông là sự khác biệt lớn nhất. Toàn thân rồng vẫn toát lên vẻ uy nghi tượng trưng với cái đầu to, cặp sừng giống như sừng hươu, cặp mắt to, lồi, mũi giống mũi sư tử tạo nên vẻ bề ngoài dữ tợn, thể hiện sức mạnh vương quyền, sự tôn nghiêm chốn tâm linh với vị thế đứng đầu trong nhóm tứ linh
"Cửu long tranh châu" trên chén nước cúng Pháp lam Huế- Minh Mạng:
phaplam4.JPG

phaplam3.JPG

phalam1.JPG

Chậu quán tẩy- pháp lam Huế vẽ 3 rồng 5 móng








Rồng trên hũ pháp lam thời Minh Mạng:




Rồng mặt quỷ trên dĩa pháp lam:



Bốn con rồng 5 móng trên dĩa Thiệu Trị vẽ cả trong&ngoài:







http://img341.imageshack.us/img341/9858/img1992x.jpg
Hổ phù hoa văn thời Nguyễnhttp://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/62/20/giam-22.jpg

Am rồng thời Nguyễn
Ngày nay, hình tượng rồng tuy không còn mang tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dù ở bất cứ thời điểm nào, rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.
 
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét